Khung kèo thép nhà xưởng là gì?

Khung kèo thép là kết cấu được sử dụng phổ biến trong xây dựng, đặc biệt là các công trình nhà xưởng. Với cấu trúc thép vững chắc, khung kèo đảm bảo độ an toàn và tính thẩm mỹ cho các công trình. Trong bài viết này, Đại Nam Việt DNVCons sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin về khung kèo thép, giúp cho chủ đầu tư có thể dễ dàng trong việc lựa chọn loại hình phù hợp cho dự án của mình.

Khung kèo thép nhà xưởng là gì?

Khung kèo thép là một hệ thống kết cấu chịu lực quan trọng của nhà xưởng, được thiết kế với khung sườn bằng thép và các kết cấu vuông góc. Cấu tạo của hệ thống khung kèo thép bao gồm phần cột và kèo được liên kết lại với nhau bằng phương pháp bắt vít hoặc hàn, tạo thành một bộ khung bằng thép bao bọc nhà xưởng. Trong đó:

  • Cột là trụ thẳng đứng dùng để đỡ các kết cấu khác.
  • Kèo là kết cấu nằm xiên một góc từ 10-15 độ và chịu tải trọng lực tác dụng lên trục.

Vai trò của khung kèo thép trong xây dựng nhà xưởng

Thép là một trong những nguồn nguyên vật liệu công nghiệp đem lại giá trị lớn nhờ những lợi ích như:

  • Tính kinh tế cao: Khung kèo thép có thể tiết kiệm chi phí các nguyên liệu phụ hơn so với các loại vật liệu gỗ, bê tông mà vẫn giữ được độ bền cao. Ngoài ra, khung kèo thép có thể được sản xuất trước và lắp ráp tại công trình nên giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các chủ đầu tư.
  • Thiết kế linh hoạt: Khung kèo có tính linh hoạt cao trong thiết kế và sử dụng. Chúng ta có thể tùy chỉnh kích thước và hình dạng của khung kèo để phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng loại nhà xưởng. Bên cạnh đó, khung kèo thép có khả năng chịu lực tốt giúp cho cấu trúc nhà xưởng được đảm bảo chắc chắn.
  • Dễ dàng bảo trì và sửa chữa: Khi cần thiết, bạn chỉ cần thay thế hoặc bổ sung các chi tiết để cấu trúc nhà xưởng luôn giữ được tính ổn định và an toàn.
    Bảo vệ môi trường: Việc sử dụng thép làm vật liệu chính của kết cấu giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và giảm lượng chất thải được sản xuất ra trong quá trình xây dựng.

Phân loại khung kèo thép nhà xưởng và công dụng

1. Khung kèo không cột giữa – Clear span

Khung kèo thép không cột giữa có thể mở rộng đến 180m, đây là giải pháp giúp tối ưu diện tích không gian cho nhà xưởng, cho phép người sử dụng dễ dàng bố trí và di chuyển vật dụng bên trong nhờ có độ rộng lý tưởng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

2. Khung kèo có cột giữa – Multi span

Khung kèo có cột giữa bao gồm nhiều hơn một hệ cột trợ lực theo chiều rộng của công trình, khung kèo này thích hợp với các công trình siêu rộng có độ dốc mái thấp và có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các kho chứa hàng, trung tâm kho vận, nhà máy sản xuất,…

3. Khung kèo Lean-To

Khung kèo thép Lean-To là loại khung có vì kèo được lắp đặt dựa vào tòa nhà, tường hoặc cột khác. Đây giải pháp giúp các chủ đầu tư tối ưu ngân sách khi cần mở rộng hoặc trang bị thêm trên kết cấu xây dựng đã có sẵn, đặc biệt là với các công trình như kho chứa hàng.

4. Khung kèo một mái – Single Slope

Khung kèo một mái có mái dốc chỉ theo một hướng, kéo dài từ một vách tường sang vách tường đối diện. Khung kèo một mái là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm chi phí cho những công trình có độ rộng dưới 12m nhờ giảm bớt hệ thống thoát nước, các chi tiết đỉnh mái và chi tiết trang trí tường sau.

5. Khung kèo nhiều gian – Multi Gable

Khung kèo thép nhiều gian gồm 2 gian nhà trở lên và có chung các cột ở tường hông. Khung kèo nhiều gian thường được sử dụng cho công trình lớn, giúp tiết kiệm vật liệu nhờ giảm độ cao hệ mái.

6. Khung kèo lai – PebHybrid

Khung kèo lai có vì kèo bằng thép cán nguội mạ kẽm, gồm thanh trên và thanh dưới có hình dạng Omega, chúng được kết nối với nhau bằng các thanh chống (thanh chéo) và bu lông. Ưu điểm nổi bật của khung kèo lai là khả năng giảm trọng lượng của vì kèo lên đến 20%, độ bền cao và dễ lắp đặt các hệ thống ống dẫn, dây điện bên trong công trình.

7. Kèo tổ hợp cong – Built up Curved Rafter

Kèo tổ hợp cong là một khung kèo thép với kết cấu hình dạng cong tạo cảm giác rộng rãi và tráng lệ cho không gian. Bên cạnh đó, kèo tổ hợp cong được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình lớn nhờ việc giảm bớt các chi tiết diềm, ốp đỉnh mái nên tiết kiệm chi phí; đồng thời kết cấu thép này cũng đem lại một vẻ đẹp độc đáo cho công trình.

8. Hệ mái – Roof System

Hệ mái là cấu trúc bao gồm kèo, xà gồ mái và tôn mái được thiết kế để lắp vào kết cấu có sẵn. Hệ mái có công dụng bảo vệ được kết cấu bên trong khỏi những tác động của môi trường như thời tiết, đồng thời đem lại tính thẩm mỹ cho công trình.

Lên đầu trang